Khi con trẻ chào đời đã mang theo biết bao ước mơ và niềm hy vọng của các bậc cha mẹ. Vòng tay ấm áp và tràn đầy tình yêu thương của cha mẹ đã bảo vệ và nâng bước cho con trẻ cho đến lúc trưởng thành.
Vacxin đã và đang góp phần cùng với các bậc cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con trẻ thân yêu của mình, bởi vì tiêm chủng sẽ giúp trẻ miễn dịch trước nhiều loại bệnh nguy hiểm, giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Hơn thế nữa, tiêm chủng còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.
- VÌ SAO PHẢI TIÊM CHỦNG VẮC-XIN?
Thực tế cho thấy, trước khi loài người phát minh ra vắc-xin tiêm chủng, đã có rất nhiều trẻ em bị chết, tàn tật vì những căn bệnh truyền nhiễm như: Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, viêm não Nhật Bản…Nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học và sự ra đời của vacxin đã góp phần khống chế, thanh toán hoàn toàn một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hiện nay đã có trên 20 loại bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vacxin. Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho mọi người. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu không được tiêm chủng và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể các trẻ sẽ không đủ sức để chống lại bệnh tật và sẽ mắc bệnh.
Tại Phòng khám đa khoa 153, chúng tôi có hầu hết các loại vacxin cần thiết cho cả trẻ em và người lớn. Việc quản lý, sử dụng vacxin tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Y tế đồng thời bệnh viện luôn thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn tiêm chủng.
- QUY TRÌNH TIÊM CHỦNG AN TOÀN TẠI TRUNG TÂM VACXIN
1, Các bậc cha mẹ của trẻ, người đi tiêm chủng (người lớn) đăng ký tại quầy tiếp đón của phòng khám
2, Tại phòng khám: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện khám sàng lọc, tư vấn cho các bậc cha mẹ, người đi tiêm chủng và chỉ định tiêm chủng.
3, Mục đích của việc khám sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp cần lưu ý (Chống chỉ định tiêm, tạm hoãn tiêm…) để Bác sĩ quyết định cho tiêm hoặc không tiêm chủng vắc-xin.
4, Tư vấn tiêm chủng: Bác sĩ sẽ tư vấn cho các bậc cha mẹ, người đi tiêm chủng :
– Loại vacxin được tiêm, số liều, tác dụng phòng bệnh gì? …
– Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng, hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng.
– Hẹn lịch tiêm liều kế tiếp theo đúng lịch tiêm của từng loại vacxin
5, Bác sĩ chỉ định loại vacxin cần tiêm vào sổ hoặc phiếu tiêm ngừa.
6, Tại phòng tiêm chủng: Nhân viên y tế thực hiện việc kiểm tra đối chiếu thông tin người được tiêm chủng, thông báo cho các bậc phụ huynh, người đi tiêm chủng loại vắc-xin cần tiêm, tên, tác dụng, xuất xứ, liều dùng, hạn dùng… và thực hiện tiêm chủng đúng quy định, đúng kỹ thuật.
7, Sau khi tiêm, người được tiêm chủng được lưu lại tại bệnh viện khoảng 30 phút để Bác sĩ theo dõi sức khỏe và các phản ứng sau tiêm (nếu có).
8, Người được tiêm chủng được Bác sĩ khám lại sau 30 phút theo dõi. Nếu tình trạng sức khỏe người được tiêm chủng ổn định, Bác sĩ cho ra về và hướng dẫn tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.